Thực trạng đáng báo động về ô nhiễm không khí hiện nay

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. (theo Wikipedia).

Tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của con người:

-Ảnh hưởng đến não: Theo Boldsky, ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Theo kết quả nghiên cứu 20.000 phụ nữ ở Chicago, những người sống trong khu vực bị ô nhiễm bị suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy so với những người sống ở nơi không khí sạch sẽ.

– Gây vô sinh ở nam giới: Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper Silesia, khu vực ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.

– Ảnh hưởng tới sức khỏe tim: Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim, thậm chí còn có thể dẫn tới đau tim ở những người vốn có trái tim không khỏe mạnh.

– Làm tăng nguy cơ ung thư: Hít phải quá nhiều chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đây là một trong những nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm không khí.

– Ảnh hưởng đến phổi: Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.

– Tổn thương da: Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại đáng kể đến làn da của bạn. Nó đẩy nhanh quá trình lão hóa và ảnh hưởng đến collagen trong cơ thể.

Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với con người:

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì số người bị mắc các bệnh về đường hô hấp (do ô nhiễm không khí gây ra) chiếm từ 3-4% tổng dân số.

Theo số liệu ước tính, chi phí khám chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm… đối với dân cư nội thành Hà Nội là hơn 1.500 đồng/người/ngày. Từ số liệu này, với 3,5 triệu dân nội thành Hà Nội, quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp là khoảng gần 2.000 tỷ đồng/năm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

Ô nhiễm không khí tự nhiên:

* Ô nhiễm từ gió: Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng;

* Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

* Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.

* Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí Metan, Clo, Lưu huỳnh… cũng khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.

Ô nhiễm không khí từ con người:

* Khói, bụi từ các nhà máy: Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó

* Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao.

* Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than…

Các biện pháp giúp làm giảm thiểu ô nhiễm không khí: 

* Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn.

* Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

* Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.

Đối với các hộ gia đình, người dân có thể hạn chế khói bụi ô nhiễm trong không khí bằng cách sử dụng các sản phẩm để lọc không khí trong nhà như Màng lọc diệt khuẩn VirusKeeper:

Màng lọc Virus Keeper sử dụng công nghệ nano của Hàn Quốc được cấp bằng sáng chế và đã được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới, được dùng cho điều hòa, quạt, cửa sổ và cho các dạng cửa thoát khí.

Màng lọc Virus Keeper có khả năng giữ lại các chất gây dị ứng, mùi khói thuốc, bụi bẩn có kích thước mắt thường không thể thấy được, khử khuẩn, lọc và loại bỏ những vi khuẩn lơ lửng trong không khí rất hữu ích với những gia đình có người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có vấn đề về đường hô hấp.

Sử dụng màng lọc Virus Keeper như một sản phẩm ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn đặc biệt là những gia đình sống ở những nơi ô nhiễm không khí nặng nề như Hà Nội

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *